Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Cần chuẩn bị những gì trước khi du lịch nước ngoài???

Có nhiều bạn hỏi tui chỉ cách đi du lịch nước ngoài tự túc, tui thấy đâu có khó gì đâu, chỉ cần bạn chịu khó tìm hiểu 1 chút thì đường đi ngay dưới chân bạn thôi. Sau đây là 1 số thứ cần thiết, là bước khởi đầu để chuẩn bị cho chuyến đi của bạn.

NHỚ 1 ĐIỀU LÀ CÁC GIAO DỊCH Ở NƯỚC NGOÀI ĐỀU PHẢI THANH TOÁN BẰNG THẺ VISA HOẶC MASTER CARD. HÃY LÀM CHO MÌNH 1 CHIẾC THẺ VISA TRƯỚC KHI BẠN ĐỌC BÀI CỦA TÔI NHÉ.

Công cụ 1: Vé máy bay giá rẻ

Bạn sẽ chẳng thể nào đi du lịch nước ngoài nếu bạn ko có vé máy bay. Cách tốt nhất là bạn nên vào mỗi trang web đặt vé và đăng kí làm thành viên của họ. Họ sẽ thường xuyên gửi email thông báo giá tốt khi họ có chương trình khuyến mãi. Cũng như là bạn nên add facebook để cập nhật tình hình nhanh nhất có thể.
Nhưng theo tôi thì các hãng máy bay này có chương trình khuyến mãi quanh năm, 
Nhớ 1 điều, giá tiền đó chưa có tiền thuế và phí sân bay, và ở bước thanh toán bạn sẽ phải trả thêm tiền phí thanh toán qua thẻ, cụ thể như ở Tiger Airway là 6USD/ chặng.

Singapore:
   1/ Jetstar - http://www.jetstar.com/vn/vi/home
    Nơi đáp: Changi Airport Terminal 1.
    Vé rẻ thường có ở chương trình Thứ 6 Siêu Khuyến Mãi, 2h-5h chiều.
    Tháng khuyến mãi nhiều nhất là tháng 5,6 vì là sinh nhật của Jetstar.
    Jetstar nhà mình thường khuyến mãi giá siêu rẻ, chỉ có điều là phải đi ban đêm. Nhưng có sao đâu nào, dân chơi đâu sợ mưa rơi, ngủ đêm ở sân bay là 1 trong những điều thú vị nhất trong cuộc đời mà bạn nên thử qua.
   Bạn nên chọn nơi đi, đến, ngày và chọn mục Tìm giá rẻ nhất. Nó sẽ list ra cả tháng, nên bạn sẽ dễ dàng tìm ra được ngày có giá siêu rẻ.
 

   2/ Tiger Airwayshttp://www.tigerairways.com/vn/en/index.php
    Nơi đáp: Changi Airport Terminal 2
    Tiger thường có giá rẻ nhiều hơn Jetstar nên tui hay đi hãng này. Cách tốt nhất là vào chỗ See All Deal, bạn sẽ thấy được vào thời điểm nào thì Tiger có giá 0 đồng.Sau đó bạn tự tìm cho mình 1 ngày thích hợp trong khoảng thời gian đó, và book vé, thế thôi.




Di chuyển về thành phố: Dùng MRT (tàu điện ngầm) là tối ưu
* Tiger: Vì Tiger đáp ở ngay Terminal 2, nơi có trạm MRT Changi Airport, nên sau khi nhập cảnh bạn hãy ra bên ngoài hỏi người ta đường xuống trạm MRT này. Hỏi là cách nhanh nhất tôi có thể làm.
* Jetstar: Ở Terminal 1 ko có MRT, vì thế sau khi nhập cảnh, bạn phải tìm SkyTrain để đi từ Terminal 1 qua Terminal 2, sau đó mới có thể đi MRT về thành phố.

Malaysia:
   Air Asia - http://www.airasia.com/vn/vi/home.page
   Nơi đáp: Sân bay LCCT cách thành phố 60km
  Tháng khuyến mãi nhiều nhất là 4,5, thường có 1 đợt Big Sale với vé 0 đồng.
 Đến với Malay tui chỉ biết có duy nhất 1 hãng AirAsia này, tuy gọi là máy bay giá rẻ nhưng AirAsia có hẳn 1 sân bay dành riêng cho mình, có điều khi đi ra máy bay bạn sẽ phải đi bộ 1 khoảng cũng hơi bị xa.
Bạn cũng vào trang web, nhập các thông tin cần thiết và tìm ngay 1 giờ thích hợp với giá rẻ để đi.
Khi gần đến ngày đi 1 tuần, bạn hãy lên web làm web checkin, như vậy lúc ra sân bay bạn sẽ đỡ tốn thời gian xếp hàng checkin lên máy bay.


Di chuyển về thành phố: Đi xe bus là tối ưu
* Khi làm thủ tục nhập cảnh xong, đi ra ngoài bạn sẽ gặp những quầy bán vé xe bus đi về trung tâm thành phố. Mua 1 vé và lên xe, đi 1 tiếng đồng hồ sẽ đến được tầng hầm của bến xe trung tâm gọi là KL Sentral. Từ đây sẽ có rất nhiều phương tiện đi về hotel của bạn. Xe có những hãng mà tôi nhớ:
  •   Skybus: Xe này của AirAsia, khi book vé máy bay nó bán khứ hồi 4.9 usd. Tui mua riêng thì 10RM/ chặng.
  •   Aerobus: Xe này thấy cũ hơn Skybus, tui chưa đi lần nào. Giá 9RM/ chặng.

Công cụ 2:  Chỗ ngủ (Hostel or Hotel)

Có đi rồi thì phải có chỗ ở đúng hem nà. Tôi thường hay ở hostel dạng bed dorm vì nó rẻ nhất. Sẽ có người hỏi bed dorm là gì????
Bed dorm là họ có 1 cái phòng thường là 3 đến 5 giường tầng (10 chỗ ngủ), và họ cho bạn thuê 1 cái giường trong đó, và nên nhớ là thường xài chung phòng tắm với người khác nhé (Shared Bathroom).

Bed dorm thường có 2 loại là Female Dorm (dành riêng cho nữ), Mixed Dorm (Nam nữ ở chung). Cái lợi của ở Mixed Dorm là bạn có thể thấy trai tây nó nude ngay trước mặt bạn giữa đim phia, hahaha.

Những trang bị tối thiểu dành cho 1 bed:
- 1 cái tủ có khóa để mình bỏ vali vào.
- 1 cái giường có đủ mền gối để ngủ.
- 1 nhà bếp có đủ dụng cụ như ở nhà của mình. Miễn phí nước uống.
Thường nếu bạn thuê chỗ tốt, họ sẽ có trà, cà phê cho mình uống miễn phí cả ngày.
- Ăn sáng: tùy vào lúc mình book chỗ họ sẽ nói là có cho ăn sáng hay ko.

Có 2 địa chỉ uy tín tôi hay book

1. Hostel Booker - http://www.hostelbookers.com  

- ưu điểm ko tốn phí booking, chỉ cần trả trước 10%, tới nơi bạn sẽ trả tiền mặt

     Bạn vào trang này search nơi cần book hostel, sau đó chọn tiền US Dollar, rồi chọn 'Shared room price low to high' để tìm giá rẻ nhất. Hostel nào có giả rẻ nhất sẽ hiển thị ở trên cùng, bạn nhìn vào cột Shared sẽ thấy giá tiền.


Tiếp đến để book phòng, bạn click vào link tên của hostel, và sau đó nó sẽ hiện ra cho bạn 1 danh sách các loại phòng cho bạn chọn. Hãy xem xét kĩ điều kiện cho các phòng đó bằng cách click vô chỗ "View room details". Sau đó bạn chọn số giường cần book bên chỗ 0 Beds và tiếp tục thanh toán bằng thẻ Visa.


2. AGODA - http://www.agoda.com/ 

- ưu điểm là trả tiền hết 1 lần ở nhà, khi đến đó chỉ cần đưa tờ giấy book phòng và nhào vô ở.

Trên Agoda phổ biến nhất ko phải là phòng dorm, mà là những phòng như khách sạn bình thường. Nếu bạn chịu khó ngồi search như tôi thì vẫn có phòng dorm cho bạn chọn.
Hoặc đối với những ai khó chịu, không quen ở phòng dorm, bạn có thể search 1 phòng cho mình với giá rẻ. Nên chú ý những điều kiện như hotel có ở trung tâm thành phố ko, có gần phương tiện di chuyển như MRT ko...
Giá tiền hiển thị cho 1 phòng cũng CHƯA GỒM TIỀN THUẾ, cho nên bạn phải nhớ kĩ khi book phòng nhé. Tôi biết là bạn sẽ bị rối, nhưng hãy từ từ đọc kĩ các thông tin từ Room Info, Booking Conditions đến xem cái Map để biết vị trí của hotel.


 Và ở bước cuối cùng khi thanh toán, bạn sẽ trả qua thẻ, và nhớ nhìn lại là tiền phí đó chưa gồm tiền thuế hotel và service charge nhé. Có thể nó sẽ charge thêm của bạn đấy.
 

Công cụ 3: Phương tiện di chuyển ở địa phương

Nếu bạn tự đi thì di chuyển sẽ là vấn đề lớn. Tôi thường sử dụng phương tiện công cộng ở Singapore hoặc Malay, bên mình hay gọi là tàu điện ngầm *MRT. Vì tôi không rành bus nên tôi chỉ đi mỗi MRT mà thôi.

1> Singapore: http://www.smrt.com.sg/Trains/NetworkMap.aspx

Ở Singapore hiện tại có 4 line tàu điện ngầm, chỉ cần nhớ màu cho dễ: 
Line xanh lá cây: Changi Airport - Joo Koon
Line đỏ: Marina Bay - Jurong East
Line tím: Habourt Front - Punggol
Line cam: Dhoby Ghaut - Habour Front - Marina Bay

Khi bạn đến Sing, bạn sẽ bắt đầu đi MRT từ Changi Airport. Hãy đến quầy và mua cho mình 1 chiếc thẻ gọi là EZ Link Card - 12 đô Sing (SGD), thẻ gồm

  • 5 SGD: tiền mua thẻ, khi về nước có thể trả thẻ tại quầy ở Terminal 2, nhưng tiền này ko hoàn trả lại bạn nhé. Vì thế hãy giữ thẻ làm kỉ niệm or sử dụng cho những lần sau nếu bạn đi Sing nữa.
  • 7 SGD: tiền cho mình sử dụng, nó sẽ trừ dần khi bạn đi.

Nếu bạn ở Sing dài ngày thì 7 SGD chả thấm vào đâu. Vì thế hãy nạp thêm tiền vào thẻ - gọi là TOPUP.

  • Đến các quầy nói là topup và đưa họ tối thiểu 10 SGD
  • Đến các máy mua thẻ tự động, đặt thẻ lên, chọn topup và đưa 10 SGD vô khe.

Nếu đi tàu điện ngầm từ sân bay, nó sẽ bắt đầu ở Terminal 2 - Changi Airport, line XANH LÁ. NOTE: Nếu muốn về trung tâm thành phố, khi đi line XANH LÁ tới trạm Tenah Merah phải xuống và đổi 1 tàu xanh lá khác đi cùng chiều, hướng về Joo Koon.
Về cách thức di chuyển bên trong Sing thì tôi sẽ có 1 bài viết khác chi tiết hơn.

2> Malaysia
Chà, nói đến Malay thì phức tạp rồi đây. Ở những thành phố khác như Melaka, Penang thì bus là sự di chuyển tối ưu; riêng về Kuala Lumpur (KL), ở đây có cũng có xe bus, và phổ biến hơn là hệ thống các loại tàu điện. Tàu điện ở KL là 1 bản đồ với hệ thống chằng chịt các tuyến, sẽ rất rối rắm cho bạn nào lần đầu tiên nhìn thấy, sau đây là sơ bộ.:
  • LRT (Tàu điện ngầm): Chạy y như MRT của Sing, có 3 tuyến gọi là Ampang Line, Kelana Jaya Line, Sri Petaling Line.
  • Monorail (Tàu điện trên không): Nó chỉ có 1 tuyến duy nhất bắt nguồn từ KL Sentral, có đi ngang qua 2 trạm Imbi, Bukit Bintang với khu shopping nổi tiếng tương tự như Orchard bên Sing.
Khi đi LRT hoặc Monorail thì bạn lại cái máy bán thẻ ở trước cửa vào, mua 1 cái gọi là token, lúc đi vào thì để trên mặt cái máy cho nó quét qua, khi tới nơi thì nhét cái thẻ vào cái khe nhỏ.

  • KTM Komuter (Tàu hỏa nội đô): Tui là tui ớn cái loại này nhất, chạy chậm de sầu kiu luôn. Từ KL Sentral bắt tàu đi tới trạm cuối là Batu Caves mất cả 1 tiếng đồng hồ vì nó phải dừng cho tàu khác qua. Nhưng vì đi Batu Caves rất rẻ, ra khỏi trạm là tới ngay cái động, nên đây là 1 điểm vô cùng thuận lợi cho chuyến đi của bạn.  
          GHI NHỚ: KTM Komuter có mấy toa tàu ghi bên ngoài là Coach for Lady, đàn ông con trai mà chui đầu vô bị bà bảo vệ đuổi ra đó nha.
Khi đi KTM Komuter thì lại quầy nói nơi đến, họ đưa cho cái thẻ bằng giấy. Khi ra trạm thì có nhân viên thu lại cái thẻ.
        * Ở KL Sentral thì vô cửa phải nhét vô cái máy cho nó quét, sau đó lấy thẻ ra
        * Ở những nơi khác vô cửa không phải quét thẻ gì hết, cứ hiên ngang mà đi, ko ai kiểm tra.

Cách hữu hiệu nhất là bạn xác định được nơi mình cần đi và đến, chọn tuyến tàu, rồi lên trang web My Rapid tra cứu xem đi mấy trạm, mất bao nhiêu tiền.

Riêng KTM Komuter thì có 1 trang web dành riêng cho nó http://www.ktmkomuter.com.my/ trong này có thông tin rất chi tiết về trạm đi, đến, giá tiền v.v....

Túm lại:
Sing: Dùng thẻ EZlink khi đi chỉ cần quẹt thẻ.
Mã(KL): Mỗi lần đi tàu điện, lại máy mua thẻ Token, hoặc thẻ cho KTM Komuter

Công cụ 4: Bản đồ di chuyển.

Bạn lên trang web Google Maps tìm hiểu về bản đồ chi tiết bên trong Singapore hoặc Malay. Đây là 1 công cụ vô cùng hữu hiệu. Nói chung là mới vô bạn sẽ không thể nào xác định được mình đang muốn tìm cái gì, vì thế hãy chuẩn bị trước những nơi bạn cần tham quan trước khi search bản đồ nhé.

Sau đó vào trang web, bấm chọn Tìm đường, nhập nơi đi, đến và nhấn nút Tìm đường bên dưới. Nó sẽ hiện ra 3 options, nếu bạn di chuyển bằng tàu điện hoặc bus thì bấm chọn cái hình ở giữa, nó sẽ ra 1 danh sách Tuyến đường gợi ý bên dưới cho bạn.

Sing: Bản đồ thành phố có đầy trong sân bay, khi bạn đến chỗ nhập cảnh hãy lấy mấy cái gồm bản đồ thành phố, bản đồ shopping..., nó sẽ rất hiệu quả cho chuyến đi của bạn.

Mã: Sân bay LCCT chẳng có nổi 1 cái bản đồ. Cách tốt nhất là bạn tận dụng triệt để Google Maps trước khi đi nhé.
Hoặc là bạn dành chút thời gian ra chỗ Pasteur Tower, tầng M, ở đó có Cục xúc tiến du lịch Malaysia, sẽ có rất nhiều thông tin và bản đồ cho bạn.

Công cụ 5: Nơi đổi tiền

Chỗ đổi tiền yêu thích của tui là quầy thu đổi ngoại tệ của ông Nguyễn Mạnh Hiến - gọi là bàn thu đổi ngoại tệ số 59. Nằm ở góc Đồng Khởi - Nguyễn Thiệp. Cách thức đổi tiền nhanh chóng, mình nói loại tiền cần đổi, số tiền, rồi họ đưa tiền ngoại tệ cho mình, và ra về.
Khi tôi đi thì tỉ giá cỡ như vầy:
Sing: 1SGD = 17.100 VND
Malay: 1RM (Ringit) = 7.000VND

Kết luận: Đây mới chỉ là bước chuẩn bị sơ bộ cho chuyến đi của bạn. Tôi sẽ có 1 bài chi tiết hơn về những chỗ tham quan, từ đó bạn có thể search ra bản đồ chi tiết cho mình. Tất nhiên cái gì cũng tương đối, nó có lẽ không chính xác lắm khi đi, nhưng ít ra có chuẩn bị kĩ càng thì chuyến đi sẽ tốt hơn.

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Malay 2012 - Ngày 5: Đi thăm thành phố Putrayaja xinh đẹp

Chợ đồ cũ sáng sớm ở phố Tàu

Theo dự định từ trước thì sáng ngày này cả nhà tui sẽ đi thăm thành phố Putrayaja, vốn định để ngày cuối đi luôn, nhưng ngại xách hành lý cồng kềnh nên đã đổi lịch trình.

6h sáng, tui bị cái báo thức nó réo không ngừng, đành phải dậy sửa soạn để đi Putrayaja sớm. Lê mình ra khỏi hostel trong ngái ngủ, tui bị đánh thức bởi những tiếng ồn ào khi vừa bước chân xuống cửa. Thì ra buổi sớm ở đây vui như vậy, 2 bên đường toàn là những hàng bán đồ cũ nhìn rất thích mắt. Nhưng trước tiên là phải kiếm gì bỏ bụng đã, không thôi sẽ không có sức dạo chơi cả ngày.
Mọi người đi vô con đường Petaling ngay ngã ba ở giữa đường Jalan Chulia, tại đây có rất nhiều hàng bán đồ ăn sáng.


Nhà tui tấp vô 1 khu nhà gồm nhiều hàng ăn trong đó, tui gọi 1 tô mì giá 6RM, họ bưng ra bàn phục vụ mình luôn. Hehe, tui muốn tự phục vụ họ cũng không cho luôn.
Đây là tô mì to đùng cho buổi sáng đầy năng lượng, nước dùng thì sệt như súp cua, có 1 con tôm, 2 cục bột màu trắng cải trang thành trứng cút, mấy lác thịt, ăn cũng không có gì đặc sắc.


Ăn sáng xong thì lên đường đi ra trạm xe bus Pasar Seni, lúc này rãnh rỗi nhìn ngắm khu chợ trời. Họ bày bán dọc vỉa hè từ đường Jalan Chulia ra đến gần ngã 4 ở đường Jalan Tun S.H.Lee. Theo như sự quan sát của tui, những người bán và mua hàng hầu như là người Mã gốc Ấn, chỉ 1 số ít người gốc Hoa. Hình như là những người này bắt đầu bán hàng khi trời còn chưa sáng, và họ chỉ bán có mấy tiếng đồng hồ vào buổi sáng, sau đó trả lại sự thông thoáng cho vỉa hè.
Tui dám chắc là nếu bạn đi tour thì bạn sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy những cảnh thế này, vì thế tui nghĩ mình may mắn. Đi chơi không hẳn là chơi mà còn có thể tìm hiểu được góc nhỏ nào đó về cuộc sống nơi đây, tui rất thích điều đó

Người bán trải 1 tấm bạt nhỏ ngay vỉa hè, chỉ với vài ba món hàng trên đó, họ chào mời inh ỏi bằng tiếng Mã lai. Họ bán từ cái xửng hấp cũ, dăm ba món đồ chơi, xe cho em bé ngồi...


... cho tới vải vóc, đồ lưu niệm


... và giày dép, 1 vài đôi mới xen lẫn những đôi giày cũ



Nói chung là đa dạng hàng hóa, nhưng là đồ second hand cả, có hàng tui nhìn thấy đôi giày nó mòn đế luôn, vậy mà họ vẫn đem ra bán. Dĩ nhiên có cung sẽ có cầu, tui thấy cũng có 1 số người mua được những món họ cần, và họ mỉm cười bắt tay người bán.





Đường đến Putrayaja

Một hình ảnh thân quen với người Việt Nam


Bến xe bus ở ngay dưới chân ga tàu điện ngầm Pasar Seni, bạn muốn đi đâu chỉ việc tới đó hỏi các anh điều hành xe ngồi ở lối vào ga Pasar Seni. Như tui nà, chạy lại chỉ vô cuốn guide cái hình ảnh ở Putrayaja để hỏi xe bus, anh đó hiểu ý, bốc tờ giấy ghi số E1 và đưa cho tui.

Túm lại nhe, từ Chinatown bạn đón xe bus E1, giá tiền 3,8RM, thời gian chạy cỡ 30' sẽ tới Putrayaja Sentral.

Cả nhà tui lại trạm chờ xe bus thì thấy ngay con xe E1 đang đứng đó, đúng là gái có lòng thì ông trời ko phụ, he he he. Nhưng chả thấy tài xế đâu cả, tui cũng phải ngồi đợi cỡ 5, 10 phút mới được lên xe; chắc bác tài đi ăn sáng.

Xe chạy 1 mạch không ngừng từ Pasar Seni tới thẳng Putra Sentral luôn, nhờ đi Putrayaja tui mới biết được cảm giác mạnh là thế nào. Ui cha mẹ ơi, tui đứng ngay gần tài xế nhìn thấy ông ấy chạy 100-120km/h trên đường cao tốc mà hết hồn. Tui còn nghĩ nếu lỡ có xe nào đó nó đụng vô chắc là chết bỏ mạng tại đây quá. Nhưng bác tài này đúng là tay lái lụa, xe chạy rất là êm nhá, tui đứng mà chẳng sợ té, chẳng sợ lắc lư. Lên xuống dốc cứ phăng phăng, chẳng giảm tốc độ.





Quãng đường từ KL đến Putra hình như khoảng 25km mà bác tài chạy cỡ nửa tiếng là tới rồi, nhanh quá trời. Xe bus chầm chậm dần đi vào 1 khu nhà và dừng lại, thì ra nơi này là Putra Sentral. Nó chỉ là 1 khu nhà nhỏ và dài cho mọi người ngồi chờ xe bus, như khu bến xe ở Bến Thành á.



Hãy chạy lại đây hỏi thông tin đi lại ở Putra, các bác trong đây sẽ hướng dẫn cả


Giở cuốn guide ra, nơi đầu tiên là Perdana Putra - tòa nhà chính phủ, nên tui chỉ đại là muốn đi tới đó. Bác ấy ghi mấy số xe trong tờ giấy đưa cho tui, tui chỉ việc lại tìm 1 trong các xe đó và leo lên xác nhận với tài xế, mua vé và đi. Mai mốt bạn nào đi cứ làm như vậy á, không lo là ko biết đi xe bus nào.
Còn 1 điều bất ngờ hơn nữa, vé đi từ Putra Sentral tới Perdana Putra vô cùng rẻ, khi nghe bác tài bảo giá vé 1 người là 0.5 RM, tui vô cùng ngạc nhiên. Đường từ Sentral đi vô tới Perdana Putra mất cỡ 15 phút do xe dừng cho khách xuống, nhưng cũng đủ mãn nhãn về khung cảnh ở nơi đây. Xe đi qua những con đường rợp bóng cây, 2 bên là những ngôi nhà phong cách rất là đẹp, không biết theo style châu âu hay châu mĩ. Xe chạy qua 1 cây cầu là biểu tượng của thành phố Putrayaja, sau đó đi 1 vòng tròn giống bùng binh để vòng lại trạm xe bus chỗ Perdana, tui có cảm giác cái bùng binh này nó dài vô tận, đi hoài ko hết.

Sau khi đi hết cái bùng binh khổng lồ thì xe bus thả chúng tui xuống 1 trạm xe bus phía sau Perdana, ước gì Việt nam mình có cái trạm xe bus như thế lầy. Có cả bảng thông báo xe gì sắp tới, và bao nhiêu phút nữa sẽ tới, nói chung vô cùng đúng giờ



Đây là 1 phần trong cái bùng binh khổng lồ


Putrayaja cuối cùng tui cũng tới được đây!!! 

Malay 2012 - Ngày 4: Tạm biệt Penang cổ kính, trở về KL nhộn nhịp - Phần 2

-----------------------------------------------

Hành trình rời Penang

Sau khi checkout ở hostel, cả nhà khăn gói chạy ra ngoài đầu đường Chulia đón xe bus. Lần này thì phải đón xe đi ra Komtar (bus 101), rồi xuống Komtar chuyển xe để đi ra bến Sungai Nibong. Hix, chặng về này tốn thêm tiền vì đi 2 chặng xe bus.

Tui hỏi người ta chỗ xếp hàng đón xe bus ra bến xe Sungai Nibong, người ta chỉ tui đi qua line số 4 (ko biết tui nhớ 9 xác hem ta). Có 1 mẹo là bạn chẳng cần phải nhớ số xe làm gì cho mệt, cứ thấy xe trờ tới là hỏi bác tài ngay, ngoài xe 104 ra, tui đi xe 303 để tới bến xe. Ngồi đó 1 lát thì thấy có 1 chiếc xe bus chạy tới, tui đứng bên dưới cửa xe hỏi bác tài: có đi Sungai Nibong hem bác? Bác gật đầu cái rụp, tui nói bác chờ xíu, lật đật chạy lại lôi cả nhà lên xe. Hix, đi cứ như ăn cướp ấy, ko kịp thở.

Đoạn đường từ Komtar đi tới bến xe cũng hơn nửa tiếng, lại qua biết bao con đường thơ mộng ở ngoại ô với những tàn cây xanh mát.
Tạm biệt những con đường yên ả ở Penang...




Tạm biệt những ngôi nhà nhỏ nhỏ xinh xinh


Bến Sungai Nibong đây rồi


Vừa xuống xe bus nhìn bên kia thấy chiếc Plusliner đã đợi từ đời nảo đời nào, nhưng hem thấy tài xế đâu cả. Hix, nhìn đồng hồ thì thấy là tui đã tới bến xe hơi sớm. Để mọi người ngồi đợi gửi hành lý vào xe, tui tranh thủ đi dạo 1 vòng thăm cái tô-loét nơi đây . Tui có cái tật là đi tới đâu hay thăm tô-loét nhà ng ta, chỗ này cũng hem ngoại lệ.

Giờ rãnh rỗi mới nhìn kĩ bên trong bến này, cũng có bán đồ ăn lặt vặt như mấy cửa hàng tạp hóa nhà mình, cũng có bánh xì nách, đậu phộng đóng gói và mọi thứ đủ để cho chúng ta măm măm giết thời gian cho 4 tiếng đồng hồ tay chân rãnh rỗi trên xe.

Dạo chút xíu thì tui xuống, thấy hành lý đã được gửi xong lên xe, ngồi đợi thêm 15' nữa là xe khởi hành. Có 1 điểm cộng và 1 điểm trừ cho xe Plusliner:
+ Đúng 1h xe chạy, công nhận họ đi đúng giờ kinh khủng. Dù cho trên xe chỉ có phân nửa người đi họ vẫn chạy, tui đếm được cỡ gần 20 người đi xe.
- Xe này hem có ghế bành như xe Konsortium, ghế thì y như xe bus nhà mình, ngồi mệt chết được. Tui bị ngồi 1 bên mà nắng kinh khủng, cái màn che không có dán vào kiếng được, nó cứ bay phấp phới vô mặt, tui ngồi tắm nắng gần 4 tiếng rưỡi.

Mà thôi kệ, dù gì cũng lỡ mua vé rồi, đành chấp nhận thôi. Qua khỏi cầy cầu này là thoát khỏi địa phận đảo Penang rồi, 1 lần nữa nhìn ngắm 2 bên, mong sao cho thời gian đi qua cây cầu dài hơn 13km này lâu 1 chút.




Hành trình trở lại KL

Xe Plusliner chạy khoảng 1 giờ đồng hồ thì dừng ở 1 trạm dừng chân, hành khách có 10 phút để xuống đi giải quyết sầu muộn và nạp năng lượng, lúc này cũng cỡ 2h trưa rồi. Trời thì nắng chang chang, nhiệt độ tui đoán cỡ 35-36 độ, thiệt tình là chỉ muốn chui trong xe thôi. Nhưng tui cũng phải xuống đi lòng vòng thư giãn 1 chút, ko thì ngồi nhũn cả gân cốt.
Trạm nghỉ này cũng bán biết bao nhiêu là món ăn, cái bụng đói của tui nó bị quyến rũ bởi các món bánh chiên đang chưng trong tủ kính. Mua 1 cái bánh như bánh quai vạc giá 5RM để ăn đỡ đói, ăn xong thấy ngán quá chừng.

Đúng 10 phút sau xe lại chạy, và 1 tiếng rưỡi sau xe cũng ngừng 1 lần nữa. Tổng cộng đi xe Plusliner sẽ ngừng 2 lần dọc đường, cũng tiện lợi cho mấy người hay buồn rầu, hehehe.

Gần đến 4h30 đã thấy cái bảng chỉ KL Sentral -300m, thế là cuối cùng cũng tới KL rồi. Đột nhiên xe ngừng ở 1 chỗ lạ hoắc lạ huơ à, chết rồi, làm sao biết đường đi về hostel đây.


Xem bản đồ thì ra đây là chỗ mà lúc đầu cô bạn Shuang Shuang nói là gần khu Chinatown. Ui chao ôi, tìm được đường tới đó là cả 1 vấn đề mà thằng bạn tui nó nổi cơn làm biếng, đòi đi xe taxi, không chịu đi bộ.

Xin giới thiệu với các bạn, đây chính là Old Railway Station của thủ đô KL


Chiếc taxi thứ nhất trờ tới, tui hỏi giá bao nhiu xiền, ông tài xế ra giá 20RM, tui thấy vậy thì lắc đầu vì cảm thấy nó hơi mắc.
Chiếc taxi thứ hai lại tới, tui hỏi giá, ông này làm tui hơi bị sốc, giá 40RM ko thêm ko bớt, tui cho ông bái bai luôn.
Nản quá, thấy bên kia đường có cái chỗ đi xuống, tui cứ tưởng là đường đi tới xe điện ngầm, thế là vận động thằng bạn lười, kiu nó chịu khó đi xe điện. Nó cũng băng qua đường, và làm như máu chụp hình nó ngấm sâu tới óc, quá trình chộp hình lại tốn cỡ 15 phút, hix. Đi tới chỗ KTM Berhad đối diện ga xe lửa, chộp lia lịa luôn à.




Ngay trước KTM Berhad là 1 đường hầm, chúng tui kéo vali xuống cái cầu thang cao ngất ngưỡng với biết bao vui mừng vì sắp tới được trạm xe điện ngầm


Ai dè đâu, xuống đó đi vòng lên lại thấy qua bên kia lại - Old Railway Station. Ối giời ơi, lúc nãy vượt bao gian khó để băng qua đường đầy xe cộ, ai dè lại có cái đường hầm này, tui đúng là 2 lúa mà. Vậy là quyết định cuối cùng sẽ bắt taxi về Chinatown.

Chạy lại hỏi 1 chiếc taxi - là chiếc thứ 3 rùi - tui nói là cần về Jalan Chulia ở khu chinatown, ông tài xế lắc đầu bảo: chúng mày tự đi đi, gần quá tao ko chở, hix.
Rồi nhất quá tam, chiếc thứ 4 chạy lại, tui hỏi giá, bác người hoa bảo 20RM, dĩ nhiên là mừng hơn bắt vàng nữa, thằng bạn tui nó vui ra mặt, hihihi.

Lên xe bác tài không biết đường tới khu chinatown, ui trời ơi, tài xế taxi mà không biết đường là seo ta. Phải mất 1 lúc lâu tui đưa cho ổng coi cái bản đồ để tìm đường đi. Rồi đi chừng 5 phút là tui thấy được cái MRT Parsar Seni, sắp về tới rùi, mừng gì đâu. Trong lúc kẹt xe, bác tài nghe tui nói chuyện, ổng quay sang hỏi tui: Việt nam à? Lần đầu tiên sau 4 ngày trên xứ Mã, cuối cùng cũng có người biết tui là người VN rồi, tui vui ghê vậy đó.

Chen lấn vô con đường Chulia đầy nghẹt người và xe, bác Hoa thả nhà tui xuống ngay cửa hostel, tui mừng cảm ơn bác quá chừng luôn. Kinh nghiệm mai mốt đi xe taxi ở Mã, chọn bác người Hoa mà đi.

Con đường Chulia ngay bên cạnh Petaling Street nổi tiếng nhất ở KL, giờ này đã trở nên vô cùng nhộn nhịp. Nó thôi thúc tui lên checkin khách sạn lẹ lẹ và chạy ngay xuống đường hòa vào những khu shopping hấp dẫn.
Nhưng trước tiên là phải chạy qua bên kia đường, nơi có những món ăn hấp dẫn đang đợi


Tui ăn ở 1 tiệm ăn ngay trước nhà sách, đối diện lối vào khu Petaling Street, đó cũng là địa điểm ăn quen thuộc cho những ngày sau ở KL. Tui gọi 1 tô mì tàu giá 6RM, nó có nhiều món mì cho bạn lựa chọn, chỉ việc nhìn hình và chỉ thôi.

Có thực mới vực được đạo... shopping, hihihi. Ăn uống no nê rồi, giờ là lúc ào vô mua sắm.


Khu Petaling này có rất là nhiều hàng, gồm mắt kính, ví da, dây nịt, áo, móc khóa, và hầm bà lằng các thứ lưu niệm. Nhà chúng tui đi cả 1 buổi tối cho tới khi chợ tan là về ngủ.
Chấm dứt ngày thứ 4 trên đất Mã tại đây. 

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Malay 2012 - Ngày 4: Tạm biệt Penang cổ kính, trở về KL nhộn nhịp - Phần 1

-------------------------------------------------------------------

Buổi sáng cuối cùng ở Penang

1) St George's Church
Bữa sáng này, chúng tui dậy thật sớm, quyết định sẽ khám phá nốt những địa điểm bên trong khu phố cổ George Town. 1 quyết định nhanh chóng đưa ra là đi xe CAT Bus miễn phí, hehe cứ cái gì miễn phí là tui chịu à.
Từ Lovelane, chúng tui đi lại con đường hôm qua để đến trạm CAT bus ở nhà thờ Thánh George (St George's Church). Một phát hiện thú vị sau 2 ngày ở Penang, con đường Love Lane được gắn biển giới thiệu lịch sử tên đường, mà hình như không phải riêng đường này, tui còn thấy ở 1 số con đường khác nữa. Phải chi Sài Gòn mình cũng làm mấy cái biển như vầy, để cho trẻ con học lịch sử cho dễ nhớ nhỉ.



Cái bảng tên đường được gắn bên hông của Catheral of The Adsumption, chẳng biết nó là nhà thờ hay gì nữa, sáng sớm chưa có mở cửa.


Chụp choạc 1 lúc rùi chạy thụt mạng ra chiếc xe CAT Bus, hình như họ biết mình sắp đi nên đứng chờ mình hay sao ấy. Lúc đầu tui định đi ra Fort Cornowallis, nhưng ko hiểu sao tui lại tính là đến trạm kế tiếp đến Church Street Pier luôn, rùi đi bộ lại pháo đài. Lúc xe bus chạy ra tới bờ biển, tui thấy đẹp quá, kiu bác tài cho xuống, bác ấy la, bảo là chỗ này đâu phải trạm dừng. Hix, thế là ngu dại nữa rùi. Bác dừng ở trạm gần Church Street Pier, từ đây đi lại pháo đài hơi xa nên thôi see you again lun nhoa pháo đài.

Dãy nhà dài dài có ngói đỏ và hành lang là Church Street Pier đấy bạn


Đi lại chút xíu nữa sẽ thấy 1 tòa nhà kiến trúc hình như hơi cổ, hình như tên là Wisma Katam

Lịch sử tòa nhà từ năm 1907


Từ chỗ này đi bộ lại chút xíu nữa là đến 1 trạm CAT Bus số 2, chúng tui đứng đợi xe bus mà chẳng biết điểm kế tiếp sẽ là đâu, cứ đi đại, thấy chỗ nào đẹp thì xuống. Xe chạy qua khu Little India, nhìn thấy thì có vẻ ko thích lắm, pass qua luôn. Xe vòng vèo qua phố cổ, dừng ở trạm có con đường kế bên đường Love Lane, chúng tui xuống tại đây để đi thăm Cheong Fatt Ze Mansion.

Nếu tui nhớ ko lầm thì trạm CAT Bus số 3 dừng ở đây, từ đây đi ngược lại, quẹo phải qua khúc đường kế bên sẽ thấy ngay tòa nhà xanh lè gọi tên là Cheong Fatt Ze Mansion.


Một nét đặc trưng của phố cổ George Town, tô điểm thêm màu sắc cho khu phố cổ bớt đơn điệu









2) Choeng Fatt Ze Mansions

Tui tiếp tục hành trình đi tìm cái Cheong Fatt Ze Mansions - còn gọi là Blue Mansion - tui gọi là "Nhà Xanh", khi tui tìm thông tin về Penang thì cái tên này nó hiện ra nhiều nhất, tui đoán có lẽ nó là di sản văn hóa ở PN



(Nguồn gốc tấm hình: Tui ko có chụp tấm nào bên trong hết, nên hình này tui mượn từ Internet http://www.malaxi.com/penang/cheong_...ion/index.html, các bác thông cảm nhé)
Em nó trông như thế này đây, xanh lòe loẹt luôn


Định dấn thân vào chốn hiểm nguy để coi thử có gì trong đó, hehe, cái cây chắn ngang với chữ STOP chình ình ngay cửa làm cụt hứng. Đó là dấu hiệu nhận biết của việc trả tiền vào tham quan, tui đoán vậy. Thế thôi, do không có thời gian và phải đi mấy chỗ khác nữa nên tạm thời đứng ngắm em nó vậy, si du ờ gen, hehe.
À mà bạn nào có hứng thú với cái điểm tham quan này thì có thể vào đây nghiên kíu: http://www.cheongfatttzemansion.com/

Đi dọc hết con đường từ "Nhà Xanh" trở xuống, tui thấy 1 cái quán ăn đang mở cửa. Ông chú người tàu thấy tui cứ cầm bản đồ chúi mắt chúi mũi vô đó, chú hỏi tui muốn đi đâu vậy. Lúc này tui định bụng sẽ đi thăm cái chợ Chowrasta trước để xem sự nhộn nhịp vào buổi sáng, nên nói luôn với chú Tàu là cháu mún đi chợ. Chú Tàu bảo cứ đi hết đường, băng qua 1 cái bùng binh, đi thẳng tiếp là ra chợ.

Tui theo lời chú ấy đi tới bùng binh, haha, phát hiện ra chỗ này tối hôm qua tui đã đi dạo, đây là khúc giao nhau giữa con đường Chulia Street và con đường kế bên song song với Love Lane. Tự nhiên nhìn đồng hồ, thấy chưa hết giờ ăn sáng ở hostel (9h mới hết giờ ăn sáng), thế là cái bụng nó bảo cái chân " về nhà ăn sáng đi rùi tính típ", kaka, vậy thì về thui.

Đường Chulia buổi sáng, nhìn bầu trời xám xịt và u buồn quá....





... nhưng cũng được điểm tô bằng những khu nhà màu sắc lè lẹt ...




... và 1 khách sạn nửa cổ nửa kim


3) The Masjid Kapitan Keling

Vừa vào hostel tui thấy bọn Tây rất là nhiều nhá, chúng nó ngủ tới bảnh mắt ra mà cũng còn vật vờ như gà mắc tóc, chắc tụi nó ăn chơi dữ quá hay sao á. Tui dậy sớm bửng mà còn chưa thấy được vẻ mặt như bọn nó.

Tui dặn cô nấu bếp làm cho 4 phần ăn sáng, chờ 15' và cũng có được bữa ăn ngon lành thế này đây, mỗi người có 1 phần ăn gồm 1 cái trứng chiên, 1 cây xúc xích, 2 miếng sandwich và cà phê tự phục vụ nhe


Thằng bạn của tui nó lại dở chứng, than dậy sớm buồn ngủ quá nên không ăn sáng và không chịu đi tiếp, đòi ở hostel ngủ cho đã. Hừ, mày ko đi thì chị mày đi, khi về mang 1 đống hình đẹp cho xem thì đừng hối hận nhé kưng (haha, quả là đi về nó hối hận thiệt). Em trai tui nó được cái giống tui chịu xông pha trận mạc, thế là 2 chị em rủ nhau đi tiềp, khám phá nốt mấy điểm còn lại ở phố cổ.
Nhìn lên bảng đồ thì con đường Jalan Masjid Kapitan Keling ở kế bên Chulia Str có mấy điểm tham quan, nên tui chọn đi như vầy, vừa dễ về nhà mà còn đi được nhiều điểm, đi vậy mới kịp giờ checkout ra bến xe.

Khúc giao giữa đường Chulia và Jalan Masjid Kapitan Keling, xa xa có thể thấy được mấy cây cột có chóp đen là 1 điểm tham quan trong phố cổ, cũng tên là Masjid Kapitan Keling luôn




Lại gần trông cũng đẹp phết nhỉ




2 đứa tui chụp choạc 1 lúc thì đi tiếp con đường Leing này, cố gắng khám phá nốt 1 phần nhỏ của phố cổ. Bắt gặp hình ảnh này đây, sao mà giống ở xì gòn nhà tui thế.




4) YAP Temple

2 chị em tui tiếp tục men theo con đường Kapitan Keling để tiếp tục khám phá khu phố cổ Penang. Vỉa hè có những hành lang bảo vệ rất là đẹp, keke, 1 chỗ để cho những người mê chụp hình tác nghiệp thỏa thích.



Tui rất là thích không khí buổi sáng ở Penang, hơi tĩnh lặng, êm đềm, không thể nào tìm ra được sự ồn ào vội vã như Sài Gòn. Tui lắng nghe tiếng động xung quanh nhưng chẳng thể nào nghe thấy 1 tiếng còi xe hơi, thứ mà chắc thành đặc sản ở VN, hehe. Người dân Penang chắc sinh hoạt trễ, tới 10h sáng tui mới thấy lác đác vài nhà mở cửa hàng. Nếu có dịp đến Penang, bạn hãy dành thời gian đi dạo quanh khu phố cổ vào buổi sáng nhé, một cảm giác rất là bình yên. Đến bây giờ tui vẫn còn tiếc rẻ vì mình dành quá ít thời gian cho Penang.

Tui thấy 1 cô Tàu đang dọn hàng bán, tui chạy lại hỏi ngay đường đi tới Khoo Kong Si, thấy bản đồ ghi là nó nằm trên đường này nhưng chẳng biết nó ở khúc nào. Cô ấy bảo tui cứ đi thẳng tới hết đường sẽ thấy ngay.



Bên kia đường cạnh tiệm tạp hóa của cô Tàu là đền thờ nhìn cũng rất đẹp, tui đâu có biết nó tên gì đâu, cũng chẳng thấy biển ghi tên nữa, toàn chữ TàuKhi về mới tìm hiểu, hình như tên là YAP Temple.



Mặt trước của đền YAP có 2 cây cột bằng xi măng và cả bức tường đều có những hình khắc sinh động



Cận cảnh đây, nhìn rất đẹp




Con đường trước mặt YAP temple có phần đông vui nhờ 1 đoàn khoai Tây đi xe xích lô, cười nói xí xô xí xa. Trong hình là gia đình khoai Tây cuối cùng trong đoàn khoai đấy, hehehe.




5) Masjid Melayu - Lướt qua Khoo Kong Si

Tiếp tục đi nữa hết con đường Masjid Kapitan Keling sẽ đụng 1 cái đền thờ nữa tên là Masjid Melayu




2 đứa đi mà chẳng để ý gì cả, tới cái đền thờ này đứng chụp hình cho đã, xong rồi quẹo trái đi luôn 1 hơi, tới khúc xa thấy có 1 hàng bán mì Tàu ngon quá trời, tiếc là không có thời gian ngồi ăn. Tui hỏi 1 bác Tàu về Khoo Kong Si, bác nói "tụi bây bị lố ùi, quay lại đi, nó nằm ngay cái góc đó, qua đó sẽ thấy cái bảng". Hehe, quay lại thì đúng là thấy cái bảng tên mà lúc nãy không để ý.







Đây là trang web của Khoo Kong Si, dành cho bạn nào có nhu cầu tìm hiểu http://www.khookongsi.com.my/
Xung quanh Khoo Kong Si là những dãy nhà mang dáng vẻ cổ kính


Còn có những hàng rào xi măng, nhìn rất ư là hay ho, kaka tui thích những ngôi nhà như thế này mà


2 đứa tui chạy vô trong, gặp ngay bác bảo vệ chặn không cho đi tiếp, bác ấy sổ tiếng Tàu pha tiếng anh, không nghe nổi. Hihi, nhưng tui cũng hiểu là bác ấy bảo mua vé mới được vô. Tui cầm cái bản đồ, chỉ vào hình Khoo Kong Si, confirm lại với bác ấy là phải vô chỗ này không. Bác ấy gật đầu, sau 1 phút hội ý thì tui với em tui đi dzìa, vì nếu đi lòng vòng trong đó sẽ không kịp thời gian checkout và ra bến xe Sungai Nibong. Vậy là cũng đành tạm biệt thôi, hẹn ngày gặp lại!!!!