Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Cần chuẩn bị những gì trước khi du lịch nước ngoài???

Có nhiều bạn hỏi tui chỉ cách đi du lịch nước ngoài tự túc, tui thấy đâu có khó gì đâu, chỉ cần bạn chịu khó tìm hiểu 1 chút thì đường đi ngay dưới chân bạn thôi. Sau đây là 1 số thứ cần thiết, là bước khởi đầu để chuẩn bị cho chuyến đi của bạn.

NHỚ 1 ĐIỀU LÀ CÁC GIAO DỊCH Ở NƯỚC NGOÀI ĐỀU PHẢI THANH TOÁN BẰNG THẺ VISA HOẶC MASTER CARD. HÃY LÀM CHO MÌNH 1 CHIẾC THẺ VISA TRƯỚC KHI BẠN ĐỌC BÀI CỦA TÔI NHÉ.

Công cụ 1: Vé máy bay giá rẻ

Bạn sẽ chẳng thể nào đi du lịch nước ngoài nếu bạn ko có vé máy bay. Cách tốt nhất là bạn nên vào mỗi trang web đặt vé và đăng kí làm thành viên của họ. Họ sẽ thường xuyên gửi email thông báo giá tốt khi họ có chương trình khuyến mãi. Cũng như là bạn nên add facebook để cập nhật tình hình nhanh nhất có thể.
Nhưng theo tôi thì các hãng máy bay này có chương trình khuyến mãi quanh năm, 
Nhớ 1 điều, giá tiền đó chưa có tiền thuế và phí sân bay, và ở bước thanh toán bạn sẽ phải trả thêm tiền phí thanh toán qua thẻ, cụ thể như ở Tiger Airway là 6USD/ chặng.

Singapore:
   1/ Jetstar - http://www.jetstar.com/vn/vi/home
    Nơi đáp: Changi Airport Terminal 1.
    Vé rẻ thường có ở chương trình Thứ 6 Siêu Khuyến Mãi, 2h-5h chiều.
    Tháng khuyến mãi nhiều nhất là tháng 5,6 vì là sinh nhật của Jetstar.
    Jetstar nhà mình thường khuyến mãi giá siêu rẻ, chỉ có điều là phải đi ban đêm. Nhưng có sao đâu nào, dân chơi đâu sợ mưa rơi, ngủ đêm ở sân bay là 1 trong những điều thú vị nhất trong cuộc đời mà bạn nên thử qua.
   Bạn nên chọn nơi đi, đến, ngày và chọn mục Tìm giá rẻ nhất. Nó sẽ list ra cả tháng, nên bạn sẽ dễ dàng tìm ra được ngày có giá siêu rẻ.
 

   2/ Tiger Airwayshttp://www.tigerairways.com/vn/en/index.php
    Nơi đáp: Changi Airport Terminal 2
    Tiger thường có giá rẻ nhiều hơn Jetstar nên tui hay đi hãng này. Cách tốt nhất là vào chỗ See All Deal, bạn sẽ thấy được vào thời điểm nào thì Tiger có giá 0 đồng.Sau đó bạn tự tìm cho mình 1 ngày thích hợp trong khoảng thời gian đó, và book vé, thế thôi.




Di chuyển về thành phố: Dùng MRT (tàu điện ngầm) là tối ưu
* Tiger: Vì Tiger đáp ở ngay Terminal 2, nơi có trạm MRT Changi Airport, nên sau khi nhập cảnh bạn hãy ra bên ngoài hỏi người ta đường xuống trạm MRT này. Hỏi là cách nhanh nhất tôi có thể làm.
* Jetstar: Ở Terminal 1 ko có MRT, vì thế sau khi nhập cảnh, bạn phải tìm SkyTrain để đi từ Terminal 1 qua Terminal 2, sau đó mới có thể đi MRT về thành phố.

Malaysia:
   Air Asia - http://www.airasia.com/vn/vi/home.page
   Nơi đáp: Sân bay LCCT cách thành phố 60km
  Tháng khuyến mãi nhiều nhất là 4,5, thường có 1 đợt Big Sale với vé 0 đồng.
 Đến với Malay tui chỉ biết có duy nhất 1 hãng AirAsia này, tuy gọi là máy bay giá rẻ nhưng AirAsia có hẳn 1 sân bay dành riêng cho mình, có điều khi đi ra máy bay bạn sẽ phải đi bộ 1 khoảng cũng hơi bị xa.
Bạn cũng vào trang web, nhập các thông tin cần thiết và tìm ngay 1 giờ thích hợp với giá rẻ để đi.
Khi gần đến ngày đi 1 tuần, bạn hãy lên web làm web checkin, như vậy lúc ra sân bay bạn sẽ đỡ tốn thời gian xếp hàng checkin lên máy bay.


Di chuyển về thành phố: Đi xe bus là tối ưu
* Khi làm thủ tục nhập cảnh xong, đi ra ngoài bạn sẽ gặp những quầy bán vé xe bus đi về trung tâm thành phố. Mua 1 vé và lên xe, đi 1 tiếng đồng hồ sẽ đến được tầng hầm của bến xe trung tâm gọi là KL Sentral. Từ đây sẽ có rất nhiều phương tiện đi về hotel của bạn. Xe có những hãng mà tôi nhớ:
  •   Skybus: Xe này của AirAsia, khi book vé máy bay nó bán khứ hồi 4.9 usd. Tui mua riêng thì 10RM/ chặng.
  •   Aerobus: Xe này thấy cũ hơn Skybus, tui chưa đi lần nào. Giá 9RM/ chặng.

Công cụ 2:  Chỗ ngủ (Hostel or Hotel)

Có đi rồi thì phải có chỗ ở đúng hem nà. Tôi thường hay ở hostel dạng bed dorm vì nó rẻ nhất. Sẽ có người hỏi bed dorm là gì????
Bed dorm là họ có 1 cái phòng thường là 3 đến 5 giường tầng (10 chỗ ngủ), và họ cho bạn thuê 1 cái giường trong đó, và nên nhớ là thường xài chung phòng tắm với người khác nhé (Shared Bathroom).

Bed dorm thường có 2 loại là Female Dorm (dành riêng cho nữ), Mixed Dorm (Nam nữ ở chung). Cái lợi của ở Mixed Dorm là bạn có thể thấy trai tây nó nude ngay trước mặt bạn giữa đim phia, hahaha.

Những trang bị tối thiểu dành cho 1 bed:
- 1 cái tủ có khóa để mình bỏ vali vào.
- 1 cái giường có đủ mền gối để ngủ.
- 1 nhà bếp có đủ dụng cụ như ở nhà của mình. Miễn phí nước uống.
Thường nếu bạn thuê chỗ tốt, họ sẽ có trà, cà phê cho mình uống miễn phí cả ngày.
- Ăn sáng: tùy vào lúc mình book chỗ họ sẽ nói là có cho ăn sáng hay ko.

Có 2 địa chỉ uy tín tôi hay book

1. Hostel Booker - http://www.hostelbookers.com  

- ưu điểm ko tốn phí booking, chỉ cần trả trước 10%, tới nơi bạn sẽ trả tiền mặt

     Bạn vào trang này search nơi cần book hostel, sau đó chọn tiền US Dollar, rồi chọn 'Shared room price low to high' để tìm giá rẻ nhất. Hostel nào có giả rẻ nhất sẽ hiển thị ở trên cùng, bạn nhìn vào cột Shared sẽ thấy giá tiền.


Tiếp đến để book phòng, bạn click vào link tên của hostel, và sau đó nó sẽ hiện ra cho bạn 1 danh sách các loại phòng cho bạn chọn. Hãy xem xét kĩ điều kiện cho các phòng đó bằng cách click vô chỗ "View room details". Sau đó bạn chọn số giường cần book bên chỗ 0 Beds và tiếp tục thanh toán bằng thẻ Visa.


2. AGODA - http://www.agoda.com/ 

- ưu điểm là trả tiền hết 1 lần ở nhà, khi đến đó chỉ cần đưa tờ giấy book phòng và nhào vô ở.

Trên Agoda phổ biến nhất ko phải là phòng dorm, mà là những phòng như khách sạn bình thường. Nếu bạn chịu khó ngồi search như tôi thì vẫn có phòng dorm cho bạn chọn.
Hoặc đối với những ai khó chịu, không quen ở phòng dorm, bạn có thể search 1 phòng cho mình với giá rẻ. Nên chú ý những điều kiện như hotel có ở trung tâm thành phố ko, có gần phương tiện di chuyển như MRT ko...
Giá tiền hiển thị cho 1 phòng cũng CHƯA GỒM TIỀN THUẾ, cho nên bạn phải nhớ kĩ khi book phòng nhé. Tôi biết là bạn sẽ bị rối, nhưng hãy từ từ đọc kĩ các thông tin từ Room Info, Booking Conditions đến xem cái Map để biết vị trí của hotel.


 Và ở bước cuối cùng khi thanh toán, bạn sẽ trả qua thẻ, và nhớ nhìn lại là tiền phí đó chưa gồm tiền thuế hotel và service charge nhé. Có thể nó sẽ charge thêm của bạn đấy.
 

Công cụ 3: Phương tiện di chuyển ở địa phương

Nếu bạn tự đi thì di chuyển sẽ là vấn đề lớn. Tôi thường sử dụng phương tiện công cộng ở Singapore hoặc Malay, bên mình hay gọi là tàu điện ngầm *MRT. Vì tôi không rành bus nên tôi chỉ đi mỗi MRT mà thôi.

1> Singapore: http://www.smrt.com.sg/Trains/NetworkMap.aspx

Ở Singapore hiện tại có 4 line tàu điện ngầm, chỉ cần nhớ màu cho dễ: 
Line xanh lá cây: Changi Airport - Joo Koon
Line đỏ: Marina Bay - Jurong East
Line tím: Habourt Front - Punggol
Line cam: Dhoby Ghaut - Habour Front - Marina Bay

Khi bạn đến Sing, bạn sẽ bắt đầu đi MRT từ Changi Airport. Hãy đến quầy và mua cho mình 1 chiếc thẻ gọi là EZ Link Card - 12 đô Sing (SGD), thẻ gồm

  • 5 SGD: tiền mua thẻ, khi về nước có thể trả thẻ tại quầy ở Terminal 2, nhưng tiền này ko hoàn trả lại bạn nhé. Vì thế hãy giữ thẻ làm kỉ niệm or sử dụng cho những lần sau nếu bạn đi Sing nữa.
  • 7 SGD: tiền cho mình sử dụng, nó sẽ trừ dần khi bạn đi.

Nếu bạn ở Sing dài ngày thì 7 SGD chả thấm vào đâu. Vì thế hãy nạp thêm tiền vào thẻ - gọi là TOPUP.

  • Đến các quầy nói là topup và đưa họ tối thiểu 10 SGD
  • Đến các máy mua thẻ tự động, đặt thẻ lên, chọn topup và đưa 10 SGD vô khe.

Nếu đi tàu điện ngầm từ sân bay, nó sẽ bắt đầu ở Terminal 2 - Changi Airport, line XANH LÁ. NOTE: Nếu muốn về trung tâm thành phố, khi đi line XANH LÁ tới trạm Tenah Merah phải xuống và đổi 1 tàu xanh lá khác đi cùng chiều, hướng về Joo Koon.
Về cách thức di chuyển bên trong Sing thì tôi sẽ có 1 bài viết khác chi tiết hơn.

2> Malaysia
Chà, nói đến Malay thì phức tạp rồi đây. Ở những thành phố khác như Melaka, Penang thì bus là sự di chuyển tối ưu; riêng về Kuala Lumpur (KL), ở đây có cũng có xe bus, và phổ biến hơn là hệ thống các loại tàu điện. Tàu điện ở KL là 1 bản đồ với hệ thống chằng chịt các tuyến, sẽ rất rối rắm cho bạn nào lần đầu tiên nhìn thấy, sau đây là sơ bộ.:
  • LRT (Tàu điện ngầm): Chạy y như MRT của Sing, có 3 tuyến gọi là Ampang Line, Kelana Jaya Line, Sri Petaling Line.
  • Monorail (Tàu điện trên không): Nó chỉ có 1 tuyến duy nhất bắt nguồn từ KL Sentral, có đi ngang qua 2 trạm Imbi, Bukit Bintang với khu shopping nổi tiếng tương tự như Orchard bên Sing.
Khi đi LRT hoặc Monorail thì bạn lại cái máy bán thẻ ở trước cửa vào, mua 1 cái gọi là token, lúc đi vào thì để trên mặt cái máy cho nó quét qua, khi tới nơi thì nhét cái thẻ vào cái khe nhỏ.

  • KTM Komuter (Tàu hỏa nội đô): Tui là tui ớn cái loại này nhất, chạy chậm de sầu kiu luôn. Từ KL Sentral bắt tàu đi tới trạm cuối là Batu Caves mất cả 1 tiếng đồng hồ vì nó phải dừng cho tàu khác qua. Nhưng vì đi Batu Caves rất rẻ, ra khỏi trạm là tới ngay cái động, nên đây là 1 điểm vô cùng thuận lợi cho chuyến đi của bạn.  
          GHI NHỚ: KTM Komuter có mấy toa tàu ghi bên ngoài là Coach for Lady, đàn ông con trai mà chui đầu vô bị bà bảo vệ đuổi ra đó nha.
Khi đi KTM Komuter thì lại quầy nói nơi đến, họ đưa cho cái thẻ bằng giấy. Khi ra trạm thì có nhân viên thu lại cái thẻ.
        * Ở KL Sentral thì vô cửa phải nhét vô cái máy cho nó quét, sau đó lấy thẻ ra
        * Ở những nơi khác vô cửa không phải quét thẻ gì hết, cứ hiên ngang mà đi, ko ai kiểm tra.

Cách hữu hiệu nhất là bạn xác định được nơi mình cần đi và đến, chọn tuyến tàu, rồi lên trang web My Rapid tra cứu xem đi mấy trạm, mất bao nhiêu tiền.

Riêng KTM Komuter thì có 1 trang web dành riêng cho nó http://www.ktmkomuter.com.my/ trong này có thông tin rất chi tiết về trạm đi, đến, giá tiền v.v....

Túm lại:
Sing: Dùng thẻ EZlink khi đi chỉ cần quẹt thẻ.
Mã(KL): Mỗi lần đi tàu điện, lại máy mua thẻ Token, hoặc thẻ cho KTM Komuter

Công cụ 4: Bản đồ di chuyển.

Bạn lên trang web Google Maps tìm hiểu về bản đồ chi tiết bên trong Singapore hoặc Malay. Đây là 1 công cụ vô cùng hữu hiệu. Nói chung là mới vô bạn sẽ không thể nào xác định được mình đang muốn tìm cái gì, vì thế hãy chuẩn bị trước những nơi bạn cần tham quan trước khi search bản đồ nhé.

Sau đó vào trang web, bấm chọn Tìm đường, nhập nơi đi, đến và nhấn nút Tìm đường bên dưới. Nó sẽ hiện ra 3 options, nếu bạn di chuyển bằng tàu điện hoặc bus thì bấm chọn cái hình ở giữa, nó sẽ ra 1 danh sách Tuyến đường gợi ý bên dưới cho bạn.

Sing: Bản đồ thành phố có đầy trong sân bay, khi bạn đến chỗ nhập cảnh hãy lấy mấy cái gồm bản đồ thành phố, bản đồ shopping..., nó sẽ rất hiệu quả cho chuyến đi của bạn.

Mã: Sân bay LCCT chẳng có nổi 1 cái bản đồ. Cách tốt nhất là bạn tận dụng triệt để Google Maps trước khi đi nhé.
Hoặc là bạn dành chút thời gian ra chỗ Pasteur Tower, tầng M, ở đó có Cục xúc tiến du lịch Malaysia, sẽ có rất nhiều thông tin và bản đồ cho bạn.

Công cụ 5: Nơi đổi tiền

Chỗ đổi tiền yêu thích của tui là quầy thu đổi ngoại tệ của ông Nguyễn Mạnh Hiến - gọi là bàn thu đổi ngoại tệ số 59. Nằm ở góc Đồng Khởi - Nguyễn Thiệp. Cách thức đổi tiền nhanh chóng, mình nói loại tiền cần đổi, số tiền, rồi họ đưa tiền ngoại tệ cho mình, và ra về.
Khi tôi đi thì tỉ giá cỡ như vầy:
Sing: 1SGD = 17.100 VND
Malay: 1RM (Ringit) = 7.000VND

Kết luận: Đây mới chỉ là bước chuẩn bị sơ bộ cho chuyến đi của bạn. Tôi sẽ có 1 bài chi tiết hơn về những chỗ tham quan, từ đó bạn có thể search ra bản đồ chi tiết cho mình. Tất nhiên cái gì cũng tương đối, nó có lẽ không chính xác lắm khi đi, nhưng ít ra có chuẩn bị kĩ càng thì chuyến đi sẽ tốt hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét